Các Loại Côn Trùng

Uy Tín + Trách Nhiệm + Hiệu Quả là phương châm làm việc của Dịch Vụ Diệt Côn Trùng 24h
Email: dichvudietcontrung24h@gmail.com Địa chỉ: 39 Nguyễn Văn Linh, P. Bình Thuận, Quận 7, TPHCM
Các Loại Côn Trùng
Nội dung [ Ẩn ] [ Hiện ]

    Côn trùng là loài sinh vật có số lượng lớn nhất trên hành tinh của chúng ta. Hãy cùng Dichvudietcontrung24h.com khám phá tất cả bí ẩn liên quan đến các loại côn trùng trong nội dung được chia sẻ dưới đây. Hãy theo dõi ngay nhé!

     

    Thế giới côn trùng cực kỳ đa dạng với hơn 1 triệu loài, góp phần tạo nên sự phong phú, độc đáo cho hệ sinh thái và sự kỳ diệu của tự nhiên. Sau đây Dichvudietcontrung24h.com sẽ giới thiệu cho bạn tất tần tật thông tin liên quan đến các loài côn trùng. Hãy theo dõi ngay để tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị nhé!

    Côn trùng là gì?

    con trung la gi

     

    Côn trùng (Insecta) là loài động không xương sống, có bộ xương ngoài làm từ kitin và có kích thước khá nhỏ. Côn trùng rất đa dạng về loại, chúng phân bố ở mọi nơi trên Trái Đất như sa mạc, rừng, đồng cỏ, ao hồ, biển, …

     

    Chúng có giác quan nhạy bén, khả nhanh di chuyển nhanh chóng để lẩn trốn kẻ thù và khả năng sinh sản mạnh mẽ. Chính vì thế mà chúng có thể tồn tại và tiến hóa suốt hàng trăm triệu năm qua.

     

    Tuy nhiên chỉ có 0.1% côn trùng có ích cho con người, còn lại đều gây hại như ký sinh, truyền bệnh, phá hoại tài sản, … Do đó, con người luôn tìm cách diệt côn trùng và hạn chế những thiệt hại mà chúng gây ra.

    Đặc trưng cơ bản của các loài côn trùng

    dac trung co ban cua cac loai con trung

     

    Kích thước phổ biến của côn trùng là 1 - 180mm, cơ thể có 3 bộ phận chính là đầu, ngực, bụng.

    Phần đầu

    phan dau con trung

     

    Phần đầu côn trùng thường nằm trước cơ thể, cấu tạo của đầu có thể khác nhau tùy theo từng loài, nhưng nhìn chung sẽ bao gồm các bộ phận chính:

    • 1 cặp râu: có nhiều đốt nhỏ nối liền nhau, chức năng chính là để cảm nhận âm thanh, rung động và các yếu tố môi trường xung quanh;

    • Miệng: cấu tạo phức tạp tùy vào chế độ ăn của từng loài;

    • 1 cặp mắt kép: cấu tạo từ hàng ngàn mắt nhỏ như thấu kính ghép lại với nhau, tạo khả năng quan sát 360 độ;

    • 1 cặp mắt đơn: nằm giữa 2 mắt kép, giúp côn trùng phân biệt được sáng tối.

    Phần ngực

    phan nguc con trung

    Phần ngực nằm giữa đầu và bụng, trên ngực có các bộ phận:

    • 3 cặp chân: chân có cấu tạo 5 phần là gốc, chỗ xoay, đùi, chày, bàn chân;

    • 2 - 4 cánh: cấu tạo màng mỏng, có gân tăng độ cứng cáp;

    • Các cơ quan điều khiển hoạt động: hệ thần kinh trung ương, hệ cơ, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa.

    Phần bụng

    phan bung con trung

     

    Phần bụng nằm ở vị trí cuối cùng trên cơ thể, chứa các cơ quan nội tạng bao gồm hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ sinh sản, hệ thần kinh, hệ hô hấp.

    Đặc điểm của các loài côn trùng

    dac diem cua cac loai con trung

     

    Loài côn trùng có những đặc điểm chủ yếu như sau:

    • Về số lượng: có hơn 1 triệu loài côn trùng, chiếm hơn 50% tổng số các loài sinh vật trên Trái Đất, trong đó vẫn còn rất nhiều loại côn trùng chưa được khám phá;

    • Về phân bố: phân bố rất rộng rãi trên khắp hành tinh, từ xích đạo cho đến Nam cực, Bắc cực;

    • Về mật độ: trung bình có 250 triệu cá thể côn trùng cho mỗi người và 12 triệu cá thể cho một kí lô mét vuông đất;

    • Về kích thước: kích thước đa dạng, sự chênh lệch kích cỡ giữa các loài côn trùng có lên đến 1.500 - 2.500 lần;

    • Về sinh sản: khả  năng sinh sản cực kỳ ấn tượng, có thể lên đến vài trăm ngàn trứng trong 1 vòng đời.

    Nguyên tắc phân loại côn trùng

    nguyen tac phan loai con trung

     

    Mặc dù các loài côn trùng có cấu tạo, hình thể và lối sống khác nhau nhưng các nhà khoa học vẫn tìm ra những điểm tương đồng để phân loại chúng. 

     

    Có 3 nguyên tắc phân loại chung là nguyên tắc so sánh, sinh vật học và khảo cổ học. Bên cạnh đó, việc phân chia còn chú trọng vào 4 yếu tố sau:

    • Mức độ phân hóa về thân thể;

    • Số lượng cánh, phân bố mạch cánh và độ rắn của cánh;

    • Sự cấu tạo của bộ phận miệng;

    • Các kiểu biến thái.

    Đơn vị phân loại côn trùng

    don vi phan loai con trung

     

    Đơn vị phân loại côn trùng có các cấp bậc:

    • Ngành (Phylum): nhóm côn trùng có chung đặc điểm cấu tạo như số lượng chi, cơ thể phân đốt, ...

    • Lớp (Classis): các loài cùng ngành có cùng đặc điểm cấu tạo và sinh học như kiểu hô hấp, dinh dưỡng, ...

    • Bộ (Ordo): tập hợp côn trùng cùng lớp, có chung cấu tạo như số lượng, cấu tạo cánh, cấu tạo bộ phận miệng, ...

    • Họ (Familia): là những loài thuộc cùng bộ, có các đặc điểm gân cánh, cấu tạo bộ phận sinh dục, … giống nhau;

    • Chi (Genus): đây là những côn trùng thuộc cùng họ, có cấu tạo và đặc điểm sinh học như nhau và có thể lai giống với nhau;

    • Loài (Species): tập hợp các loài có chung nguồn gốc, hình thái, đặc điểm di truyền.

    Phân loại côn trùng theo hình thức phát triển

    phan loai con trung theo hinh thuc phat trien

     

    Dựa trên hình thức phát triễn, côn trùng được chia thành 2 loại, đó là:

    Kiểu biến thái hoàn toàn (Holometabolous)

    kieu bien thaai hoan toan

     

    88% côn trùng sẽ trải qua giai đoạn biến thái hoàn toàn với các đặc điểm:

    • Phát triển qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành;

    • Hình dáng cơ thể thay đổi hoàn toàn qua mỗi giai đoạn;

    • VD: bướm, ruồi, ong, kiến, bọ cánh cứng, ...

    Kiểu biến thái không hoàn toàn (Hemometabolous)

    kieu bien thai khong hoan toan

     

    Với kiểu biến thái không hoàn toàn, côn trùng có các đặc điểm:

    • Có 3 giai đoạn phát triển: trứng, ấu trùng và trưởng thành;

    • Hình dạng cơ thể thay đổi dần dần qua mỗi giai đoạn;

    • VD: châu chấu, gián, rệp, ve,...

    Ngoài ra, còn có một số loại côn trùng thuộc kiểu biến thái khác:

    • Biến thái ít: ấu trùng giống con trưởng thành nhưng nhỏ hơn và chưa có cánh. VD: Thạch anh.

    • Không biến thái: ấu trùng giống hệt con trưởng thành về hình dạng và kích thước. VD: Giáp xác.

    Phân loại côn trùng theo vai trò

    phan loai con trung theo vai tro

     

    Dựa theo vai trò, côn trùng được phân thành 2 loại:

    Côn trùng có lợi

    con trung co loi

     

    Các loại côn trùng có ích phổ biến là:

    • Bọ đuôi kìm (Forficula auricularia): ăn các loài côn trùng có hại như bọ cánh cứng, bọ vòi voi, sâu non, …

    • Bọ hung (Catharsius molossus L): giúp cải thiện đất, phân hủy phân của của các loài động vật;

    • Ve sầu (Cicadidae): là nguyên liệu trong Đông y;

    • Bọ rùa (Coccinellidae): kiểm soát sâu bệnh, tăng cường độ mùn trong đất;

    • Ong (Anthophila): thụ phấn cho cây;

    • Chuồn chuồn (Odonata): kiểm soát các loài côn trùng như bọ trĩ, rệp sáp, rệp cánh én, …

    • Bọ xít (Pentatomidae): tăng cường chất dinh dưỡng trong đất đai;

    • Muồm muỗm (Tettigoniidae): làm đất trở nên mềm mại và màu mỡ hơn;

    • Giun đất (Lumbricina): phân hủy chất hữu cơ và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng;

    • Bọ ngựa (Mantodea): kiểm soát cỏ dại và côn trùng gây hại, làm thuốc chữa bệnh;

    • Bọ cánh cứng (Coleoptera): tăng chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước cho đất;

    • Bọ cạp (Buthus martensii Karsch): ăn các loài côn trùng gây hại, điều chế thuốc trị bệnh;

    • Bướm (Lepidoptera): thụ phấn cho hoa, duy trì sự đa dạng sinh học của môi trường;

    • Sâu tằm (Bombyx mori): là nguyên liệu cho ngành y học, thẩm mỹ.

    Côn trùng có hại

    con trung co hai

     

    Bên cạnh những loài côn trùng có ích thì cũng có nhiều loài côn trùng có hại, điển hình là:

    • Bọ chét (Siphonaptera): ký sinh trên da động vật có vú, gây ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu và là trung gian truyền bệnh nguy hiểm như dịch hạch, sốt phát ban, sán dây, …

    • Muỗi (Culicidae): truyền nhiều bệnh nguy hiểm đến tính mạng như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản, …

    • Ruồi trâu (Tabanidae): cắn và hút máu người, máu động vật, gây đau nhức, lâu lành và dễ nhiễm trùng;

    • Gián (Periplaneta): mang nhiều mầm bệnh và vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, dịch hạch, tả, …

    • Kiến ba khoang (Paederus fuscipes): chất độc của kiến có thể gây viêm da;

    • Kiến lửa (Solenopsis): nếu bị kiến lửa đốt sẽ đau buốt, nổi mẫn đỏ thậm chí là hoa mắt, chóng mặt, thở nhanh, …

    • Mối (Isoptera): tàn phá tài sản của con người và gây ra một số bệnh như dị ứng, hen suyển, …

    • Ve chó (Ixodoidea): thường chui vào hốc tai, mũi của chó, mèo, thậm chí là con người để hút máu;

    • Rận mu (Pthirus pubis): thường bám vào chân lông của xương mu, nách, tóc, lông mi, chủ yếu gặp ở nam giới, gây ngứa, nổi ban, nổi hạch, …

    Phân loại côn trùng theo môi trường sống

    phan loai con trung theo moi truong song

     

    Dựa theo môi trường sống, côn trùng có thể được phân thành:

    Côn trùng thường gặp trong nhà

    con trunng thuong gap trong nha

     

    Những loài côn trùng thường xuất hiện trong nhà là:

    • Muỗi (Culicidae);

    • Nhện (Araneae);

    • Gián (Periplaneta);

    • Rết (Chilopoda);

    • Bướm đêm (Christia species);

    • Bọ chét (Siphonaptera);

    • Ruồi giấm (Drosophilidae);

    • Bọ cánh cứng (Coleoptera);

    • Ruồi (Diptera);

    • Mối (Isoptera);

    • Rệp giường (Cimex lectularius);

    • Kiến (Formicidae);

    • Bọ chiếu (Diplopoda);

    • Muỗi mắt (Chloropidae);

    • Kiến ba khoang (Paederus fuscipes) …

    Những loài côn trùng này thường gây ra những tác hại đến sức khỏe con người và mô trường sống như lây truyền bệnh tật, phá hoại đồ vật, thức ăn, gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự thư giãn của con người, …

    Côn trùng biết bay

    con trung biet bay

     

    Côn trùng biết bay hầu hết đều có khả năng bay lượn, tuy nhiên có vài loài cũng bị mất dần khả năng này qua các thế hệ. Những loài thường gặp nhất là:

    • Ruồi (Diptera): sống ở những nơi dơ bẩn, thức ăn chính là chất thải, làm nhiễm bẩn thực phẩm của con người, gây ra những bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, tả. giun sán, …

    • Gián (Periplaneta): gây ra mùi hôi và làm nhiễm bẩn những nơi mà chúng đi qua;

    • Kiến (Formicidae): kiến tiếp xúc với thức ăn sẽ truyền những vi khuẩn, mầm bệnh như tiêu chảy, sốt, … Ngoài ra kiến còn chích, đối người, gây ngứa, phát ban và khó chịu;

    • Rệp (Cimicidae): phá hoại đồ dùng, hàng hóa, cắn và hút máu con người, vật nuôi;

    • Mối mọt (Isoptera): gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho con người như phá hoại nhà cửa, đồ đạc, kho tàng, làm suy yếu kết cấu nhà cửa, gây nguy cơ sập đổ, làm hỏng các hệ thống điện, tiềm tàng mối nguy chập cháy. Bên cạnh đó, mối còn gây dị ứng, làm bẩn thức ăn và tạo ra tiếng ồn gây khó chịu cho người. Chính vì vậy để phòng ngừa và tiêu diệt mốt tốt nhất là nên liên hệ với công ty diệt mối uy tín là Dichvudietcontrung24h.com qua hotline: 0969668131.

    Côn trùng sống trong đất

    con trung song trong dat

     

    Những côn trùng sống trong đất thường thấy là:

    • Sâu đất (Phascolosoma arcuatum);

    • Bọ xít (Pentatomidae);

    • Rệp đất (Planococcus citri) …

    Các loài này thường mang lại nhiều tác hại cho cây trồng như phá hoại rễ, thân, lá cây, gây bệnh cho cây, hút chất dinh dưỡng, … Ngoài ra, chúng còn làm thay đổi cấu trúc đất, gây xói mòn, sạt lở và gây ô nhiễm môi trường.

    Tập tính của các loài côn trùng

    tap tinh cua cac loai con trung

     

    Những tập tính tiêu biểu của côn trùng là:

    Sống theo bầy đàn

    Đây là tập tính phổ biến nhất của côn trùng, các cá thể trong đàn thường có bộ gen giống nhau. Con cái duy nhất có khả năng sinh sản sẽ đứng đầu và chỉ huy những con khác thực hiện các chức năng như xây tổ, tìm thức ăn, chăm sóc ấu trùng,..

    Ngủ đông

    Ở giai đoạn biến thái, côn trùng thường có tập tính ngủ đông, lúc này nhiệt độ của chúng sẽ giảm xuống bằng môi trường xung quanh, các hoạt động tiêu tốn năng lượng sẽ được giảm xuống mức tối thiểu.

    Hình ảnh các loài côn trùng cập nhật đầy đủ nhất

    Hãy tham khảo ngay những hình ảnh cực kỳ ấn tượng đã được tổng hợp dưới đây:

    cac loai con trung an tuong

     

    tong hop hinh anh con trung

     

    tong hop cac loai con trung

     

    hinh anh con trung an tuong

     

    cac loai con trung hiem thay

     

    hinh anh con trung thu vi

     

    cac loai con trung co the ban chua biet

     

    hinh anh con trung doc dao

     

    cac loai con trung la

    Câu hỏi liên quan

    Sau đây là tổng hợp các câu trả lời giải đáp cho những thắc mắc mà nhiều người đặt ra liên quan đến côn trùng thông qua hotline của Dichvudietcontrung24h.com.

    Côn trùng có cắn người không?

    Côn trùng thường cắn người và ở những vết cắn đó thường gây mẫn đỏ, sưng, đau nhức, thậm chí là dị ứng, viêm da.

    Sâu có phải là côn trùng không?

    Sâu chính là một dạng ấu trùng của côn trùng trong quá trình biến thái hoàn toàn, đó là giai đoạn sau khi nở từ trứng và trước khi biến đổi thành con trưởng thành.

    Ong có phải là côn trùng không?

    Ong là loài côn trùng thuộc bộ cánh màng (Hymenoptera) cùng họ với kiến, mối, ve sầu,...

    Giun có phải là côn trùng không?

    Giun không phải là côn trùng vì côn trùng thuộc ngành chân đốt (Arthropoda) còn giun thuộc ngành giun đốt (Annelida), 2 ngành này có đặc điểm hoàn toàn khác nhau.

    Nhện có phải là côn trùng không?

    Nhện không phải là côn trùng vì nhện được phân vào lớp hình nhện (Arachnida), còn côn trùng thuộc lớp côn trùng (Insecta).

    Côn trùng gồm những loại nào?

    Côn trùng có nhiều loại và được phân theo các bộ:

    • Bộ cánh cứng (Coleoptera);

    • Bộ bướm (Lepidoptera);

    • Bộ ruồi (Diptera);

    • Bộ ve sầu (Homoptera);

    • Bộ kiến và ong (Hymenoptera);

    • Bộ chuồn chuồn (Odonata).

    >>> XEM THÊM:

    Vậy là Dichvudietcontrung24h.com vừa chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về các loại côn trùng, hy vọng bạn đã nắm rõ về đặc điểm, cấu tạo, phân loại và tập tính của chúng. Nếu thấy thông tin bổ ích hãy chia sẻ để nhiểu người biết hơn nhé!

    Bài viết khác
    Mùi Thuốc Diệt Mối Có Độc Không
    17
    Tháng 04
    Mùi Thuốc Diệt Mối Có Độc Không
    Tìm hiều mùi thuốc diệt mối có độc không, hướng dẫn sử dụng thuốc diệt mối an toàn và địa chỉ bán thuốc diệt mối chính hãng. XEM NGAY
    Cách Diệu Mối Trong Gỗ
    17
    Tháng 04
    Cách Diệu Mối Trong Gỗ
    Tổng hợp 11 cách diệt mối trong gỗ dễ thực hiện nguyên liệu dễ tìm, hiệu quả tận gốc, đảm bảo an toàn. XEM NGAY
    Côn Trùng Có Hại Cho Cây Trồng
    30
    Tháng 03
    Côn Trùng Có Hại Cho Cây Trồng
    19 loại côn trùng có hại cho cây trồng, phá hoại mùa màng cần phải được tiêu diệt mà bạn nên biết. XEM NGAY
    Cách Diệt Mối Cánh
    30
    Tháng 03
    Cách Diệt Mối Cánh
    Tổng hợp cách diệt mối cánh bay vào nhà nhanh chóng, đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả, tiết kiệm chi phí. XEM NGAY
    Các Loài Mối
    30
    Tháng 03
    Các Loài Mối
    Các loài mối thường thấy ở Việt Nam, tìm hiểu những thông tin khác về mối và ảnh hưởng của mối đến con người. XEM NGAY
    Cách Diệt Mọt Gỗ
    30
    Tháng 03
    Cách Diệt Mọt Gỗ
    14 Cách diệt mọt gỗ đơn giản, dễ làm, nguyên liệu dễ tìm, hiệu quả cao, tác dụng nhanh, tiết kiệm chi phí. XEM NGAY
    CHI NHÁNH

    17/85 Trần Não, Phường Bình An, Quận 2, TP HCM, 

    292/18 Cách mạng tháng 8, phường 10, Quận 3, TP HCM

    50/46 Nguyễn Tri Phương, Phường 6, Quận 5, TP HCM

    39b Nguyễn Văn Linh, Bình Thuận, Quận 7, TP HCM

    256 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Quận 9, TP HCM

    3765/15 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP HCM

    CHI NHÁNH

    24 Dịch Vọng , Cầu Giấy, Hà Nội.

    43 Ngõ 370 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội.

    Ngõ 103, Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội.

    1268 Đại Lộ Hùng Vương, Việt Trì, Phú Thọ.

    34 NGuyễn KHuyến, Yên Bình, Yên Bái.

    678 Hồ Xuân Hương,TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

    CHI NHÁNH

    19D Phạm Văn Thuận, P.Tân Mai, Biên Hòa, Đồng Nai.

    112/8 Ql 51 Thị Trấn Long Thành, Biên Hòa, Đồng Nai. 

    128 Cách Mậng Tháng 8, TP Tân An Long An

    22/9 Ấp Bắc, TP Mỹ Tho, Tiền Giang

    189 Đại Lộ Đồng Khởi, Phường 8, TP Bến Tre, Tỉnh Bến Tre

     

    CHI NHÁNH

    215/8 CMT8, Thủ Dầu Một, TP. Bình Dương. 

    156/37b Phan Đình Phùng, Lái Thiêu,Thuận An, Bình Dương.

    300,TL743 Phường Thái Hòa,Tx. Tân Uyên, Bình Dương.

    256, phường An Phú, Thuận An, Bình Dương

    0969668131 0915798968 SMS Chỉ đường
    • Chào bạn!

    • Bạn cần Shop tự vấn hoặc hỗ trợ thêm thông tin gì không bạn ha?

    Go Top